Nhật Nga bãi binh giảng hòa Chiến_tranh_Nga–Nhật

Đại diện hai phái đoàn Nga Nhật ở Portsmouth, New Hampshire, Hoa Kỳ

Gặp thất bại cả thủy lẫn bộ Nga triều càng bối rối. Tình hình quốc nội rối ren, quốc ngoại thì suy thoái. Cùng lúc đó nổ ra Cách mạng Nga năm 1905. Sa hoàng Nikolai II phải đành tìm cách giảng hòa với Nhật hầu tập trung vào chính trị quốc nội. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đứng làm trung gian giúp hai bên đàm phán nên sau được trao giải Nobel Hòa bình. Bá tước Sergius Witte dẫn đầu đoàn Nga để thương thuyết với Nhật do Nam tước Komura cầm đầu. Hai bên đặt bút ký kết Hiệp ước Portsmouth ngày 5 tháng 12 năm 1905[18] trên tàu hải quân Hoa Kỳ neo ở Portsmouth, New Hampshire. Witte sau đó về bái kiến Sa hoàng và được bổ làm Thủ tướng.

Một chi tiết ly kỳ là tình trạng lâm chiến giữa Nhật và Montenegro kéo dài hơn một thế kỷ từ 1904 đến 2006, khi Montenegro tách khỏi Serbia khôi phục độc lập.[19]

Hiệp ước Portsmouth

Hòa ước Portsmouth chủ yếu có năm khoản:

  1. Nga tuyệt đối công nhận quyền lợi tối cao của Nhật ở Triều Tiên.
  2. Nga nhượng lại cho Nhật tô giới Lữ Thuận, Đại Liên và đường sắt từ Changchun (Trường Xuân) vào nam.
  3. Nga nhường đứt cho Nhật đảo Sakhalin phía dưới vĩ tuyến 50 bắc
  4. Nga công nhận ngư vực của Nhật Bản vùng duyên hải bán đảo Kamchatka.

Điểm tối quan trọng là Nga buông Triều Tiên và Mãn Châu vì chỉ năm năm sau (1910), Nhật chính thức thôn tính Triều Tiên làm thuộc địa.

Thương vong

Một họa vẽ Hội Chữ thập Đỏ của cứu chữa thương binh Nga

Sử sách ghi nhận quân Nga có 47.400 người tử vong, 146.032 bị thương, và 12.128 chết vì bệnh tật.[20]

Quân Nhật có 47.152 người tử trận, 11.424 chấn thương rồi chết, và 21.802 ca chết vì bệnh tật.[21]

Hậu chiến và kết quả

Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của một nước châu Á trước một cường quốc châu Âu kể từ khi các nước Tây phương sang chiếm thuộc địa ở khắp cõi Á Đông. Địa vị của Nhật tăng vụt và từ đấy quân lực Nhật Bản được liệt vào hạng cường quốc như các nước Âu châu. Đồng thời, Nga mất gần như toàn bộ Hạm đội Viễn Đông và Ban Tích. Địa vị Nga trong công luận quốc tế bị giảm sút nhiều, nhất là ở Âu châu. Các nước Đức, Áo-Hung, PhápSerbia đều phải cân nhấc lại quan hệ với Nga vì sau đó không lâu Đức tấn công Pháp và Áo-Hung gây hấn với Serbia khi biết rằng Nga không còn thực lực để lâm chiến giải cứu hai đông minh Pháp và Serbia.

Với Nga lu mờ trên chính trường quốc tế, tiếp theo là Chiến tranh Thế giới thứ nhất và cuộc Đại suy thoái kinh tế, quân Nhật trỗi dậy ở Viễn Đông uy hiếp Trung Hoa để rồi hai bên lại xung chiến lần nữa (Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai) và Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tại Nga, thất bại năm 1905 dẫn đến một thời kỳ cải cách ngắn trong quân đội Nga cho phép nó đối mặt với quân đội đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trận Tannenberg (1914), quân đội Đức đã tiêu diệt được tập đoàn quân số 2 của Nga do một cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Nga–Nhật chỉ huy.[22] Và, những cuộc nổi dậy sau chiến tranh đã đặt nền móng quan trọng cho cuộc Cách mạng Nga 1917 sau này.

Tất cả các ngày ở trên đều tính theo lịch mới Gregorian, không phải Julian dùng tại Nga; để thuận tiên, khi ở đâu có hai loại ngài tháng, hãy sử dụng cái nào chậm hơn 13 ngày so với cái kia).

Hải quân Hoàng gia Anh gửi một mớ tóc của Đô đốc Nelson cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau chiến tranh để kỷ niệm chiến thắng năm 1905 trong Hải chiến Tsushima; là sự tiếp nối chiến thắng của Anh tại Trafalgar năm 1805. Nó vẫn được trưng bày tại Kyouiku Sankoukan, bảo tàng công cộng được Lực lượng phòng vệ Nhật Bản duy trì.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nga–Nhật http://www.csmonitor.com/2005/1230/p04s01-woap.htm... http://books.google.com/books?id=9J9Dt6EQHs8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=Jr8CAAAAYAAJ&dq=%... http://books.google.com/books?vid=ISBN1873410867&i... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=990... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9C0... http://www.nytimes.com/1904/02/29/archives/report-... http://rus-sky.com/history/library/w/w01.htm http://rusnavy.com/history/hrn10-e.htm http://www.russojapanesewar.com/